Vì sao chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại Việt Nam đi vào đời sống nhanh?

Lượt xem: 29 | Ngày đăng: Thứ Hai, ngày 25 tháng 5 năm 2020 - 16:57

Theo Báo điện tử toquoc.vn:.Những năm vừa qua, hơn 13 triệu lượt người đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và hệ thống Trung tâm giới thiệu việc làm trên cả nước đã phát huy tích cực trong việc thực hiện chính sách này.

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam được thực hiện kể từ ngày 01/01/2009; bảo hiểm thất nghiệp gồm 4 chế độ: trợ cấp thất nghiệp, tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề và bảo hiểm y tế. Sau đó, chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã có một bước phát triển mới mà đích đến là chính sách bảo hiểm việc làm được thông qua việc bổ sung thêm chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động, đồng thời với việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp và cải tiến quy trình tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp.

Sau hơn 11 năm thực hiện, nhất là sau khi chính sách bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo Luật Việc làm, bảo hiểm thất nghiệp đã đạt được các kết quả đáng khích lệ, góp phần đảm bảo an sinh xã hội: Nếu năm 2009 mới chỉ có 5,9 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì đến hết năm 2019, cả nước có 13,4 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, chiếm khoảng 27,5% lực lượng lao động trong độ tuổi; người thất nghiệp đến trung tâm dịch vụ việc làm đều được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí; gần 6 triệu lượt người được hưởng trợ cấp thất nghiệp và hơn 190 nghìn người được hỗ trợ học nghề.

Đối với Việt Nam trong thời điểm hiện nay, khi dịch Covid-19 đã và đang tác động lớn đến kinh tế, xã hội của nước ta; nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô sản xuất; nhiều người lao động mất việc làm ảnh hưởng tới thu nhập và đời sống thì bảo hiểm thất nghiệp đã thực sự phát huy vai trò, tính ưu việt của mình.

Chỉ riêng tháng 3/2020 (tháng cao điểm do ảnh hưởng của đại dịch), cả nước đã có 59.276 người hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng 31% so với cùng kỳ năm 2019, đưa tổng số người hưởng trợ cấp thất nghiệp quý I/2020 lên 132.320 người (tăng 10% so với quý I năm 2019). Tổng chi 3 tháng đầu năm từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho các chế độ bảo hiểm thất nghiệp là 2.744 tỷ đồng, trong đó riêng chi cho trợ cấp thất nghiệp là 2.590 tỷ đồng, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp bình quân là 3,7 triệu đồng/người/tháng.

Có thể thấy bảo hiểm thất nghiệp thực sự giúp người lao động đảm bảo, duy trì cuộc sống; giúp người sử dụng lao động không bị áp lực về tài chính vì không phải chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm cho người lao động và giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước vì không phải cấp một khoản kinh phí cũng như thời gian để xây dựng chính sách, trình tự, thủ tục để tổ chức thực hiện hỗ trợ cho đối tượng này.

Vai trò quan trọng của hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm

Theo đại diện Cục Việc làm, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, chính sách bảo hiểm thất nghiệp có được kết quả như hiện nay là do công tác triển khai được thực hiện đồng bộ, kịp thời của ngành lao động-thương binh và xã hội từ Trung ương tới địa phương và có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban ngành có liên quan mà trong đó vai trò của hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm là hết sức quan trọng.

Đặc biệt, trong đại dịch COVID 19, hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm đã phát huy đầy đủ chức năng quản trị thị trường lao động thông qua việc thực thi chính sách bảo bảo hiểm thất nghiệp, thực sự giúp người lao động đảm bảo, duy trì cuộc sống; giúp "hấp thụ sốc tự động" cho nền kinh tế; giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước khi không phải cấp kinh phí hỗ trợ cho người lao động chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh.

Ngoài ra, các trung tâm còn có vị thế đặc thù để đẩy mạnh hoạt động thu thập thông tin về thị trường lao động, nắm bắt, cập nhật tình hình biến động lao động, khai thác vị trí việc làm trống để tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động và cung cấp thông tin cho người sử dụng lao động, góp phần điều tiết thị trường giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Trong thời gian qua, do ảnh hưởng của đại dịch covid-19 để hạn chế việc tập trung đông người, các Trung tâm đã chủ động thông tin cho người lao động về việc không phải trực tiếp đến trung tâm để thực hiện các thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Tuy nhiên, tại nhiều địa phương người lao động vẫn trực tiếp đến trung tâm để thực hiện các giao dịch này, thậm chí tại một số địa phương, tại một số thời điểm người lao động còn đến nhiều hơn so với thời gian trước (vd: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, ....).

Theo Cục Việc làm, người lao động trực tiếp đến với trung tâm không chỉ làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp mà họ còn mong muốn được Trung tâm tư vấn, giới thiệu việc làm cho mình. Để hỗ trợ tốt nhất cho người lao động, các trung tâm vừa đảm bảo các yêu cầu về phòng chống dịch, vừa phải bố trí cán bộ thường trực để đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người lao động.

Bên cạnh đó, các trung tâm đẩy mạnh hoạt động thu thập thông tin về thị trường lao động để nắm bắt, cập nhật tình hình biến động lao động, khai thác vị trí việc làm trống nhằm phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động và cung cấp thông tin về thị trường lao động cho người sử dụng lao động, góp phần điều tiết thị trường lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Thái Linh http://doe.gov.vn/
 

Bài viết cùng chuyên mục TIN TỨC CHUNG

Views: 76 - Ngày: 27/03/2025 15:34
Ngày 27/3/2025, Chi bộ Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Tuyên Quang trực thuộc Đảng bộ Sở Nội vụ tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 -2027, đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm nhằm xây dựng Chi bộ trong sạch, vững mạnh, phát huy sức mạnh đoàn kết, đổi mới phương pháp công tác để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao.
Views: 42 - Ngày: 18/03/2025 10:51
Chiều ngày 12/3, Sở Nội vụ tỉnh Tuyên Quang phối hợp với UBND huyện Na Hang tổ chức lễ bế giảng khóa đào tạo ngoại ngữ và giáo dục định hướng cho 42 lao động của huyện Na Hang chuẩn bị xuất cảnh làm việc thời vụ tại Hàn Quốc. Dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Việt Hùng, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Tuyên Quang; Nguyễn Đức Chính, Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Tuyên Quang; Nguyễn Trọng Đoan, Uỷ viên BTV Huyện uỷ, Phó Chủ tịch UBND huyện.
Views: 28 - Ngày: 25/05/2020 16:57
Theo Báo điện tử toquoc.vn:.Những năm vừa qua, hơn 13 triệu lượt người đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và hệ thống Trung tâm giới thiệu việc làm trên cả nước đã phát huy tích cực trong việc thực hiện chính sách này.
Views: 30 - Ngày: 21/03/2018 17:07
Ngày 19/3/2018 đoàn công tác của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Tuyên Quang do đồng chí Hứa Minh Dịch, tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc và một số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc về tình hình việc làm, giáo dục nghề nghiệp của 02 tỉnh.
Views: 31 - Ngày: 13/01/2017 17:07
Sáng ngày 13/1/2016, tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TBXH) tổ chức Hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ năm 2016, phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ năm 2017 tại 63 điểm cầu trên toàn quốc. Đến dự và chỉ đạo Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam. Tham dự còn có Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH Đào Ngọc Dung, các Thứ trưởng: Nguyễn Trọng Đàm, Đào Hồng Lan cùng các đồng chí Nguyên là Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan hữu quan và các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và Hà Nội. Về dự trực tuyến tại các điểm cầu địa phương có lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, đại diện lãnh đạo Sở LĐ-TBXH các tỉnh, thành phố, các Sở, ban ngành liên quan.
Xem thêm

Bài viết mới